您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
Thế giới738人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 28/03/2025 10:55 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 29/3: Tin vào chủ nhà
Thế giớiHồng Quân - 28/03/2025 15:38 Nhật Bản ...
【Thế giới】
阅读更多Nhân viên khách sạn kể về nỗi oan “trời thấu”
Thế giớiVừa nhận việc lễ tân tại một khách sạn nhỏ trên đường Cầu Giấy – Hà Nội được một tuần, Mạnh Minh (23 tuổi) hiện đang sống tại quận Hoàng Mai đã phải sợ hãi đến mức xin nghỉ việc.
Lý do được Minh kể lại như sau: “Em vừa vào ca được chừng 30 phút thì hai cặp nam nữ bước vào. Họ trình chứng minh thư rồi yêu cầu thuê một phòng lớn theo giờ. Em kiểm tra hệ thống rồi đưa chìa khóa mời họ ra thang máy để di chuyển lên phòng. Cả 4 người vào phòng được chừng 10 phút thì người phụ nữ gọi cho lễ tân và thông báo tivi trong phòng bị hỏng. Em có chạy lên phòng và cắm lại ổ điện tivi (do ai đó đã rút ra –nv). Sau đó, em rời khỏi phòng và trở về công việc của mình.
Gần 1 tiếng sau, hai người phụ nữ chạy xuống quầy lễ tân làm ầm ĩ vì chiếc dây lưng hiệu LV của một người đàn ông trong nhóm đã không cánh mà bay.
Chị ấy bắt quản lý khách sạn phải kiểm tra camera để tìm thủ phạm. Tất nhiên, camera chỉ quay được ở hành lang. Vì thế trong đoạn băng video, tất cả mọi người đều chỉ thấy em vào phòng của khách rồi trở ra.
Xem đoạn băng xong, tất cả ánh mắt đều dồn về phía em. Em thấy oan “thấu trời” nên ra sức cãi.
Tuy nhiên, khi em đang cãi thì một trong hai người phụ nữ đó tát tới tấp vào mặt em giữa sảnh khách sạn và bắt em quỳ xuống xin lỗi. Chị ấy còn tiếp tục làm ầm ĩ với quản lý và bắt chúng em phải đền bù.
Quản lý bên em đã cư xử rất nhẹ nhàng, cho người lên phòng kiểm tra rồi xem lại camera nhưng vẫn không tìm được hung thủ. Cuối cùng, chị ấy phải xin lỗi khách và bắt em nhận đền bù” – Minh bức xúc kể.
“Cũng may, chiếc dây lưng LV ấy chỉ là hàng giả với giá 4 triệu đồng. Tuy nhiên, cảm giác bị đổ oan, bị đánh, bị bắt quỳ giữa bao nhiêu người khiến em không thể chịu đựng được. Sau một đêm mất ngủ vì bực tức, em đã đến đóng tiền rồi xin nghỉ việc” – Minh nói.
Ảnh minh họa Cũng giống như Minh, Lê Hà (22 tuổi, quê Lạng Sơn, hiện đang làm việc tại một khách sạn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng chưa từng quên cái ngày “đen đủi” cách đây gần 2 tháng.
Lê Hà kể: “Em làm lễ tân, khi khách đến, em kiểm tra phòng phòng, nhận chứng minh thư cùng tiền đặt cọc của khách rồi mời khách lên phòng. Em cũng không quan tâm họ là bạn bè, tình nhân, vợ chồng hay bồ bịch...Thế nhưng hôm đó, khoảng 12h trưa, quản lý của em vừa đi ăn cơm còn em đang xem lại sổ sách thì ba người phụ nữ và hai người đàn ông hùng hổ đi vào.
Người phụ nữ hỏi em: "Anh Linh đang ở phòng nào?". Em lịch sự xin lỗi và bảo không biết. Tức thì một người đàn ông trợn mắt, đập bàn và bắt em kiểm tra lại số chứng minh thư của khách xem có ai là Linh hay không. Em không làm thì anh ta sấn sổ định đánh em.
Thấy vậy, bảo vệ của khách sạn chạy đến can thiệp và gọi điện cho quản lý trở về. Đám đông không dám manh động nữa nhưng họ tiếp tục làm ầm ĩ chửi bới chúng em chứa chấp hành vi phạm pháp để cho những cặp “gian phu dâm phụ” ...
Sau đó, trước mặt quản lý, họ bắt chúng em phải kiểm tra camera để họ tìm người nhà nếu không sẽ xử theo “luật rừng”. Quản lý của chúng em thấy tình hình nguy cấp nên đã đồng ý để họ kiểm tra camera.
Sau khi xem, phát hiện người đàn ông tên Linh mà họ vừa nhắc đến đã vào khách sạn cùng một cô gái cách đó khoảng nửa giờ, một người phụ nữ nhảy bổ lên tát em. Tiếp đến, chị ta chửi em xối xả và bảo em “tiếp tay cho những kẻ ngoại tình”.
“Sau đó, cả nhóm hùng hổ lên phòng để “bắt sống” cặp đôi. Tuy nhiên, trước khi đi, người đàn ông còn chỉ tay vào mặt em mà cảnh cáo vì em bao che, đồng lõa cho mối tình vụng trộm kia...”– Lê Hà ấm ức nói.
(Còn tiếp)
Minh Anh – Minh Giang
">...
【Thế giới】
阅读更多Bắc Ninh truyền thông an toàn thực phẩm đa phương tiện
Thế giớiToàn tỉnh Bắc Ninh hiện có hơn 10.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 86% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố. Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn trên địa bàn tỉnh đều đạt được những chứng chỉ về kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ, lẻ, ít quan tâm đến các tiêu chí an toàn thực phẩm.
Do số lượng cơ sở lớn, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh nhìn nhận, việc tuyên truyền truyền kiến thức về an toàn thực phẩm đến với các cở kinh doanh và người tiêu dùng chưa thực sự sâu sát, việc cung cấp các thông tin về an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng còn chậm và chưa đầy đủ.
Do đó, ngoài đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh xác định công tác truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó tập trung tuyên truyền các văn bản hướng dẫn thi hành luật, quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tới từng người dân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong năm 2021, Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn thực phẩm qua đài phát thanh huyện, đến nay đã thực hiện 1.136 lượt với 403 tin bài, ngoài ra có 2.117 tin tiếp âm trên đài phát thanh xã.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng 20 chuyên mục về an toàn thực phẩm.
Buổi tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh vào tháng 11 vừa qua. Ảnh: Trung Kiên Bắc Ninh cũng đang thực hiện tuyên truyền thực phẩm trên trang fanpage “Bắc Ninh nói không với thực phẩm bẩn” và qua Zalo Official Ban Quản lý An toàn thực phẩm Bắc Ninh. Cả 2 kênh này đã tiếp cận được trên 231.000 người quan tâm, đã gửi hơn 40.000 tin nhắn, chạy trên 6,9 triệu lượt bài hiển thị.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh cũng tích cực đa dạng hóa tuyên truyền qua nhiều hình thức như: In và cấp phát 155.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; In và phát hành 23 đĩa thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm, cấp phát và treo 720 băng rôn, khẩu hiệu trong các dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội xuân và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021.
Địa phương này đang tích cực triển khai có hiệu quả phần mềm thông tin quản lý an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin của cơ sở; quản lý tình trạng sản xuất kinh doanh, kết nối tiêu thụ của cơ sở trên phần mềm
Để ngăn chặn thực phẩm bẩn, bảo vệ sức khỏe người dân, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh thường xuyên tổ chức các buổi, khoá tập huấn. 11 tháng qua, toàn tỉnh đã tập huấn cho gần 5.100 lượt người và tổ chức thi xác nhận kiến thức cho 734 người là chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Ngay trong tháng 10 và 11, Bắc Ninh tổ chức 2 khoá tập huấn: Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho 60 chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã Đông Thọ, huyện Yên Phong; Tập huấn “Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm” và “Sử dụng bộ KIT kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm” cho 70 học viên là cán bộ Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh, cộng tác viên an toàn thực phẩm các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Tổ chức 1 hội nghị tuyên truyền “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 với 300 người tham dự. Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên ở địa phương tuyên truyền, phổ biến, giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
Cụ thể, phối hợp với Hội nông dân tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho hội viên Hội nông dân đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu; Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm cho hội viên, đoàn viên.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, nhờ phối hợp nhiều kênh truyền thông, tuyên truyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực, người dân các địa phương cùng tham góp để phát hiện nhiều hành vi vi phạm.
Minh Tú
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Farashganj SC vs Arambagh KS, 15h45 ngày 27/3: Nỗi buồn xa nhà
- Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu điều trị ung thư ở Việt Nam
- Long An muốn chỉ định, Bộ yêu cầu theo Luật Đấu thầu ở dự án nghìn tỷ
- Ung thư dương vật có những triệu chứng nào
- Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo
- Những điều cần biết về bệnh ung thư thực quản
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
-
Ngày 25/11, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế phát đi thông tin cho biết, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Nutri Fucoidan vi phạm pháp luật về quảng cáo. Trong đó website: https://bit.ly/3I1AHrL, https://bit.ly/3o5Dyb1 quảng cáo sản phẩm Nutri Fucoidan không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng. Sản phẩm này do Công ty Cổ Phần THT Pharma, địa chỉ số 9/3/143/202 phố Nguyễn Chính, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Ảnh minh hoạ Fucoidan Sản phẩm được quảng cáo là thực dưỡng miễn dịch, giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, đặc biệt với người đang hoá trị, xạ trị, hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch toàn diện, giúp cân bằng các yếu tố âm dương trong cơ thể, bổ sung đạm thực vật cần thiết cho cơ thể, lưu thông khí huyết đẩy mạnh sự phát triển tế bào gốc cho sức khỏe.
Hiện Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, một trong những nhiệm vụ trọng thâm thời gian tới là đẩy mạnh hậu kiểm và xử phạt các vi phạm về quảng cáo, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Thời gian qua, Cục đã phát hiện và xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Minh Tú
" alt="Sản phẩm Nutri Fucoidan quảng cáo lừa dối người tiêu dùng">Sản phẩm Nutri Fucoidan quảng cáo lừa dối người tiêu dùng
-
Ảnh minh họa Đối tượng của đề án là các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định 130 ngày 30/10/2020 của Chính phủ và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Đề án hướng tới xây dựng CSDL về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng CNTT, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cùng các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2022 – 2023 là xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng để cập nhật, tích hợp dữ liệu, kết nối, chia sẻ bảo đảm khai thác an toàn, thông suốt CSDL quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Ảnh minh họa Cùng với đó, xây dựng cơ chế vận hành, quản lý khai thác CSDL quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Phát triển, mở rộng hệ thống, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan, tạo cơ sở thực hiện việc kê khai, quản lý tài sản, thu nhập, trực tiếp trên hệ thống.
Với giai đoạn 2024 – 2025, mục tiêu đặt ra là thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu về kê khai tài sản tại các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; tích hợp về CSDL quốc gia tại Thanh tra Chính phủ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công, CSDL quốc gia khác theo quy định. Trong đó, hoàn thành số hóa, lưu trữ 100% bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; hoàn thành việc kết nối giữa CSDL quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập với các CSDL quốc gia khác có liên quan.
Phát triển, mở rộng việc khai thác CSDL quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; từng bước thay thế hồ sơ giấy truyền thống để hỗ trợ người có nghĩa vụ kê khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, với mục tiêu đến năm 2025 đạt 50% trở lên.
Ảnh minh họa Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT, Bộ Công an hướng dẫn, phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc bảo vệ, an toàn, bảo mật, lưu trữ thông tin CSDL quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ hoàn thiện Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập, bảo đảm đáp ứng các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trong quý I/2021.
Trong kế hoạch ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 của Thanh tra Chính phủ, cơ quan này đã xác định rõ mục tiêu hướng tới là xây dựng thành công Chính phủ số tại Thanh tra Chính phủ theo lộ trình Đảng và Nhà nước đề ra; phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Ảnh minh họa Đặc biệt, việc triển khai Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập” cũng được Thanh tra Chính phủ xác định là một mục tiêu cụ thể cần đạt trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, bên cạnh những mục tiêu khác như: triển khai dự án Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp Bộ - LGSP; 100% cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên môi trường mạng; sử dụng có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của Thanh tra Chính phủ...
Linh Đan
" alt="Hiện đại hóa công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ">Hiện đại hóa công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ
-
Chủ tịch VIDA Trương Gia Bình cho rằng, nông nghiệp số trong thời đại 4.0 là ngành tinh vi nhất trong tất cả các ngành. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp công nghệ nhảy vào nông nghiệp thông minh nhưng chưa có mô hình nào được phát huy rộng rãi tại Việt Nam. Có rất nhiều hướng phát triển nông nghiệp thông minh được đưa ra, nhưng có vẻ như chúng ta chưa thực sự chạm tới "long mạch" của nông nghiệp Việt Nam. Hiện tỷ lệ người dân sống ở vùng nông thôn chiếm hơn 60% và nếu chúng ta có thể đưa công nghệ để thay đổi đời sống người dân vùng nông thôn sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Với tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh ứng dụng cho các hộ nông dân, nhưng trước tiên phải giải quyết được bài toán thị trường, đầu ra cho sản phẩm. Nếu tạo ra thị trường tốt, việc ứng dụng công nghệ sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều vì họ thấy được lợi ích chứ không phải nỗi đau "được mùa mất giá".
Khi cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động đến mọi hoạt động của đời sống thì người nông dân cũng có thể ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán thị trường của mình.
Chia sẻ tại Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, chưa bao giờ có trào lưu doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao và ứng dụng số hoá vào lĩnh vực này như hiện nay với nhiều cái tên như Hoàng Anh Gia Lai, May Hồ Gươm, Tập đoàn Hoà Phát..
Trào lưu doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực bất động sản, tài chính, thép... chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp bắt đầu từ năm 2013. Mở đầu là Hoàng Anh Gia Lai, khi bầu Đức tuyên bố sẽ rút lui khỏi thị trường bất động sản, tái cấu trúc lại doanh nghiệp vào 2 lĩnh vực chính là nông nghiệp và bất động sản tại Myamar.
Sau doanh nghiệp của bầu Đức, loạt tập đoàn khác như Vingroup, Hoà Phát và gần nhất là Thaco... cũng lấn sân vào lĩnh vực này thông qua việc trở thành cổ đông chiến lược của các công ty sản xuất nông nghiệp hoặc lập doanh nghiệp mới.
Phần lớn doanh nghiệp này đã thoát khỏi cách sản xuất truyền thống, chuyển sang làm nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ tự động hoá và quản trị trên nền tảng số hoá 4.0 theo chuỗi giá trị khép kín, chuyên biệt.
Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, quy tụ những tên tuổi doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là hướng đi rất đúng đắn.
Chủ tịch VIDA Trương Gia Bình cho rằng, nông nghiệp số trong thời đại 4.0 là ngành tinh vi nhất trong tất cả các ngành. Ông Trương Gia Bình nói. Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa, nền nông nghiệp sẽ kết nối với nông dân thông qua smartphone. Qua đó, từng hộ sản xuất có mọi thông tin cần thiết, có thể hỏi và robot sẽ trả lời những kiến thức cần biết.
Người đứng đầu VIDA lấy ví dụ, trước nay nông dân Việt Nam thường đi bắt sâu, lúc chúng ta nhìn thấy thì bắt được, nhưng không bao giờ nhìn thấy hết. Để chọn cách an toàn, bà con phải phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm cho nông sản của chúng ta bẩn hơn, giá thấp. Vậy thay đổi nó như thế nào?
Ông Trương Gia Bình chia sẻ: “Chúng ta phải nghiên cứu khoa học công nghệ, để có thể thả một máy bay không người lái bay trên những thửa ruộng. Các thiết bị chuyên dụng sẽ tự chụp ảnh cánh đồng và trí tuệ nhân tạo tự đọc bức ảnh đó, phát hiện những vị trí có sâu. Loại sâu đó trị bằng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu, thì máy tính sẽ báo cho người nông dân biết, nên lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể giảm đi hàng trăm lần”.
Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa, nền nông nghiệp kết nối với nông dân thông qua smartphone. Qua đó từng hộ sản xuất có mọi thông tin cần thiết, có thể hỏi và robot sẽ trả lời cho họ tất cả những kiến thức cần biết.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho hay, Hiệp hội dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển những dự án quy mô lớn nhằm hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu các trung tâm giới thiệu nông sản chất lượng cao trên thế giới, sàn giao dịch nông sản online kết nối toàn cầu, triển khai hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp số cho Việt Nam và khu vực, các trung tâm chế biến và bảo quản nông sản tại các vùng.
Một ví dụ khá thú vị tại Nhật Bản, trước đây, nông sản được tập trung tại các hợp tác xã, sau đó bán cho thương lái, đến các nhà bán lẻ, rồi mới đến tay người tiêu dùng. Nhưng trang thương mại điện tử Tabe Choku cho phép nông dân bán hàng trực tiếp đến người mua không qua trung gian, đã phát triển mạnh mẽ tại thời điểm Covid-19. Tabe Choku trở thành một trong những nền tảng trung gian được sử dụng ở lĩnh vực nông sản. Người mua lựa chọn nông sản từ các trang trại, giao tiếp với nông dân trước khi quyết định mua. Nhờ đó khách hàng biết rõ nguồn gốc thực phẩm và mức độ an toàn của hàng hoá. Trên trang Tabe Choku, hiện có khoảng 10 ngàn loại nông sản bày bán, gồm rau củ, trái cây, hải sản,... Trang thương mại điện tử này được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản hỗ trợ để phát triển nhanh hơn.
Tại Việt Nam, Bộ TT&TT đang hỗ trợ các hộ nông dân để đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử là Postmart và Voso để giúp họ bán sản phẩm ra toàn quốc. Bộ TT&TT kỳ vọng với cách này sẽ giúp người nông dân có được thị trường lớn và bán được sản phẩm của họ với giá cao, đồng thời người tiêu dùng cũng mua được sản phẩm có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng. Bộ TT&TT đã xác định năm 2021 là năm hành động mạnh hơn để chuyển đổi số quốc gia. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng chọn nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.
" alt="Công nghệ sẽ hỗ trợ giải nỗi đau 'được mùa mất giá'">Công nghệ sẽ hỗ trợ giải nỗi đau 'được mùa mất giá'
-
Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
-
Tọa đàm vừa được Viện Chiến lược TT&TT, Softserve và IEC Group tổ chức tại Hà Nội. Khẳng định chuyển đổi số nền kinh tế nói chung và chuyển đổi số các doanh nghiệp nói riêng là xu hướng phát triển tất yếu, ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT cũng chỉ rõ: Chuyển đổi số mang lại những thay đổi bước ngoặt, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp mà còn giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tỷ trọng giá trị gia tăng của kinh tế số trong GDP của Việt Nam quý III năm nay là 11,8%, tăng 0,67% so với quý II và 0,88% so với quý I năm 2022. Mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP và đến 2030 chiếm khoảng 30% GDP.
Đại diện Viện Chiến lược TT&TT phân tích, kinh tế số được nhận định sẽ mang lại những cơ hội mới, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam có khoảng 900.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này cần chuyển đổi số để thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi mô hình quản trị.
“Nếu không chuyển đổi số, các doanh nghiệp có nguy cơ mất đi 1/2 sự thấu hiểu khách hàng sau mỗi 18 tháng và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường giảm một nửa sau mỗi 18 tháng so với đối thủ cạnh tranh chuyển đổi số thành công”, đại diện Viện Chiến lược TT&TT thông tin thêm.
Đại diện Viện Chiến lược TT&TT cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi số để thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi mô hình quản trị. Đề cập đến chuyển đổi mô hình kinh doanh, Viện Chiến lược TT&TT cho rằng, dữ liệu sẽ trở thành yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xác định chính xác nhu cầu của khách hàng, thấy rõ giá trị của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, tăng cường quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Công nghệ số giúp doanh nghiệp đo lường chính xác thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình; giúp tương tác nhanh, hiệu quả, 24/7 với khách hàng. Bán hàng đa kênh (truyền thống, trực tuyến) giúp doanh nghiệp mở rộng tập khách hàng và mở rộng kênh phân phối. Nền tảng số giúp doanh nghiệp khắc phục giới hạn hoạt động về mặt địa lý, tiếp cận với thị trường toàn quốc và toàn cầu.
Còn về chuyển đổi mô hình quản trị, công nghệ số áp dụng vào hệ thống lập kế hoạch, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng… giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác theo thời gian thực số liệu hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, ra quyết định kịp thời với các tình huống phát sinh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Khẳng định lợi ích luôn đi cùng với thách thức, đại diện Viện Chiến lược TT&TT đánh giá: Thách thức lớn nhất chính là chiến lược chuyển đổi số. Những câu hỏi thường gặp của các doanh nghiệp là chuyển đổi số bắt đầu từ đâu, lộ trình chuyển đổi số thế nào, chi phí bao nhiêu là phù hợp, giải pháp công nghệ nào đáp ứng được yêu cầu, thay đổi thói quen hoạt động trên môi trường thực sang thói quen hoạt động trên môi trường số thế nào, nhân lực phải thay đổi ra sao...
“Để trả lời được các câu hỏi trên, lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo quản lý các cấp của doanh nghiệp phải đồng hành với quá trình chuyển đổi số của đơn vị mình. Giám đốc CNTT sẽ có vai trò quan trọng hơn và tham gia nhiều hơn trong việc đổi mới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu và công nghệ số”, đại diện Viện Chiến lược TT&TT nêu quan điểm.
Vân Anh
" alt="Doanh nghiệp giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nếu không chuyển đổi số">Doanh nghiệp giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nếu không chuyển đổi số